Việc áp dụng giáo dục steam vào các chương trình dạy học ở các cấp mầm non hiện rất phổ biến. Vậy steam nghĩa là gì? Ưu điểm của phương pháp steam khi thực hiện trong quá trình học, nhất là ở độ tuổi nhỏ (cấp mầm non) như thế nào. Tham khảo qua những ưu điểm trong bài viết dưới đây.

Mục đích khi triển khai STEAM cho các cấp mầm non như thế nào?
Hiện nay STEM hoặc STEAM không còn là những khái niệm quá xa lạ đối với hầu hết những bậc phụ huynh Việt Nam có tiếp xúc mới các mô hình trường quốc tế. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được giáo dục bằng phương pháp này như thế nào.
- STEAM là gì?
Hiểu tổng quan, STEAM là phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực. STEAM là viết tắt của 5 lĩnh vực đó, bao gồm: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học). Phương pháp này được đánh giá là thích hợp nhất với các học sinh ở cấp mầm non.
Đọc thêm: Trường quốc tế ở Tphcm hướng dẫn học sinh cách làm việc nhóm hiệu quả
1. STEAM rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh mầm non
Một trong những lý do nên áp dụng giáo dục STEAM cho học sinh, nhất là các học sinh ở cấp mầm non là vì đây là độ tuổi dần hình thành cách tư duy, lối sống và tính cách của trẻ. Qua đó, hướng đến rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho trẻ.
- Kỹ năng đặt vấn đề: Chương trình sẽ hình thành cho học sinh có thói quen phân tích và đặt vấn đề trước khi gặp bất kỳ câu hỏi hoặc tình huống nào.
- Kỹ năng truy vấn: Trong quá trình học tập và khám phá, trẻ phải dùng phương pháp truy vấn để đặt câu hỏi và tìm ra đáp án cho nhiều bài toán được đưa ra. Điều này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng truy vấn.
Kỹ năng quan sát: Thực hiện phương pháp STEAM ở mầm non, trẻ sẽ được rèn luyện được kỹ năng quan sát để tìm ra bản chất của sự vật và hiện tượng. - Kỹ năng hợp tác: Khi thực hiện chương trình này, các học sinh sẽ có nhiều cơ hội để làm việc nhóm và kết nối, tương tác nhiều hơn với bạn bè. Từ đó, hình thành được thói quen lắng nghe ý kiến và kết hợp làm việc, cũng như tư duy đa chiều tốt hơn.

2. Giáo dục steam được triển khai nhằm các mục đích như thế nào?
Ngoài các kỹ năng trên, khi áp dụng STEAM vào chương trình giảng dạy của các trường song ngữ tại tphcm, các em học sinh sẽ có thêm những đặc điểm sau đây:
– Truyền cảm hứng học tập cho trẻ.
– Khơi gợi khả năng sáng tạo của trẻ thông quá quá trình vừa học vừa chơi.
– Phát huy tối đa khả năng tư duy logic và năng lực giải quyết vấn đề.
– Hình thành thói quen phân tích vấn đề, chủ động và nhanh nhạy hơn.
Đọc thêm: Khám phá phương pháp rèn luyện tài năng cho con để trẻ phát triển toàn diện
3. Áp dụng steam vào chương trình giảng dạy cho cấp mầm non như thế nào?
Khi áp dụng STEAM vào các chương trình mầm non của trường quốc tế tại tphcm, nhà trường thường tập trung thực hiện các hoạt động sau:
- Giáo dục steam mầm non thực hiện thông qua việc lấy học sinh là trung tâm của mọi chương trình giảng dạy. Thông qua việc giúp trẻ phát triển những kỹ năng mềm thiết yếu như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề…
- Mỗi chương trình học áp dụng các phương pháp giáo dục này đều được thiết kế phù hợp với năng lực của học sinh mầm non, giúp khai phá tối đa tiềm năng của các bé.
- Giáo viên giữ vai trò quan trọng là người bạn trên hành trình phát triển bản thân của các học sinh.

Hiện nay, giáo dục steam được triển khai ở hầu hết các trường hệ quốc tế. Đối với phương diện giáo dục, STEAM thay đổi cách hình thành tư duy ở trẻ theo hướng tốt hơn, ưu việt hơn. Qua bài viết, hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích về phương pháp giáo dục mới lạ này nhé!
Đọc thêm: Trường phổ thông quốc tế việt nam xây dựng chương trình học như thế nào?